MẠNG LAN CÁP QUANG – MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT

MẠNG LAN CÁP QUANG – MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT

Ngày nay, việc áp dụng hệ thống cáp quang áp dụng vào hệ thống mạng nội bộ (hay mạng LAN cáp quang) của các khu văn phòng, nhà máy là một việc hết sức phổ biến. Với những ưu điểm về tốc độ, độ ổn định của đường truyền sẽ giúp cho công việc thường ngày của Quý khách được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn. Một mạng LAN cáp quang được sử dụng khi khoảng cách giữa 2 điểm mạng (2 văn phòng làm việc) có khoảng cách lớn từ 100m trở lên.

Một hệ thống mạng LAN khi sử dụng cáp đồng để truyền tải dữ liệu thì khoảng cách thường sẽ bị giới hạn tối đa là 100m, khi có các điểm mạng trên 100m mà sử dụng cáp đồng sẽ làm tốc độ truyền yếu đi và không ổn định của đường truyền hoặc thậm chí không thể kết nối. Do vậy sử dụng cáp quang để kết nối các điểm mạng với nhau có khoảng cách trên 100m với nhau là điều vô cùng cần thiết để hệ thống hoạt động ổn định và có tốc độ cao.

 

Lắp đặt một mạng LAN cáp quang cần có những thiết bị gì?

mang-LAN-cap-quang

                                                                                                     Sơ đồ mạng LAN cáp quang

Để lắp đặt một mạng LAN cáp quang thì cần phải có các vật tư sau đây:

1.Cáp quang singlemode, multimode

mang-LAN-cap-quang

Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để dẫn truyền tín hiệu. Cáp quang dài, mỏng thành phần thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tải tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Hiện có 2 loại cáp quang phổ biến nhất
là cáp quang singelmode (đơn mode) và multimode (đa mode).

 

 

2.Hộp phối quang ODF đặt tại 2 đầu của 2 văn phòng làm việc

hop-phoi-quang-ODF

Hộp phối quang hay giá phân phối cáp quang (ODF) là viết tắt của Optical  Distribution Frame.

Hộp phối quang được sử dụng như là nơi để tập trung, bảo vệ các mối hàn cáp quang, phân phối các kết nối quang tới các thiết bị khác như modem quang hoặc converter quang (Bộ chuyển đổi quang điện)

3.Dây nhảy cáp quang, dây nối cáp quang và các vật tư phụ để thực hiện việc đấu nối

Dây nhảy quang được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “fiber optic pathcord”, nó được sử dụng để kết nối giữa các thiết bị quang hoặc phụ kiện quang như:

+Giữa hộp phối quang ODF với các thiết bị quang như converter quang / bộ chuyển đổi quang điện.

+Kết nối giữa các hộp phối quang ODF.

+Giữa các thiết bị truyền dẫn quang( ví dụ modem quang) với nhau.

Dây nối quang có tên tiếng anh là  Pigtail, thiết bị này cấu tạo dưới dạng  một đoạn cáp quang Single-mode hay Multi-mode gồm  1 lõi với 1 đầu được gắn sẵn các loại đầu kết nối quang như có  loại như SC, LC FC, ST, MU, hay đầu nối  MT-RJ, MPO vv… . Đầu còn lại được  để trống nhằm với mục đích để hàn nối vào tuyến cáp quang. Sản phẩm này được bảo vệ và quản lý trong một hộp đấu nối quang ODF.

4.Converter quang – Bộ chuyển đổi quang điện loại 10/100Mbps hoặc 10/100/1000Mbps tùy theo điều kiện của hệ thống hiện có

10-100base-t-to-100base-fx-xrj45-media-converter

Converter quang (hay hộ chuyển đổi quang điện) là thiết bị chuyển từ tín hiệu điện sang tín hiệu quang và ngược lại (chuyển từ giao diện Ethernet quang sang giao diện Ethernet điện – cổng RJ45).  Về mặt kỹ thuật thì có rất nhiều thiết bị chuyển đổi quang điện như vậy và thường để phân biệt ta phải gọi tên thiết bị gắn với dạng chuẩn điện mà thiết bị đó chuyển đổi sang, ví dụ như: converter quang Ethernet,  converter quang video audio,… Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm converter quang của các hang khác nhau như: 3onedata, Gnet, optone,…vô cùng đa dạng để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn tuỳ theo nhu cầu sử dụng.

 

5.Thiết bị chuyên dụng để đấu nối cáp quang

Một số phụ kiện khác cần có như: Adapter (cúp lơ), bộ chia quang, dây hàn quang và một số thiết bị khác.

 

6.Nhân công đi dây cáp và lắp đạt thiết bị

 

Một số lưu ý khi lắp đặt mạng LAN quang:

Điểm mấu chốt khi lắp đặt hay mở rộng mạng LAN là khoảng cách lắp đặt (hay mở rộng) và điều kiện môi trường mà hệ thống làm việc. Một số tham số sau sẽ quyết định loại thiết bị và số tiền đầu tư mà quý khách phải làm.

Khoảng cách:

Cách nhau < 500>

Cách nhau < 1>

Cách nhau < 3>

Cách nhau < 6>

Cách nhau < 10>

Khoảng cách < 40>

Khoảng cách < 80>

Khoảng cách < 120>

Môi trường làm việc

Đia hình

Khí hậu

Điều kiện công nghiệp cụ thể

Tốc độ yêu cầu

10 Mbps

20 Mbps

30 Mbps

50 Mbps

100 Mbps

1000 Mbps

2000 Mbps

3000 Mbps

> 3000 Mbps

Các yêu cầu khác: Ngoài ra, khi thiết lập mạng LAN cáp quang còn một số yêu cầu khác như: Yêu cầu về lắp đặt, yêu cầu đi dây, điều kiện đặt các switches tại các văn phòng là gì có tủ trung tâm hay không,…

Mọi thắc mắc về bài viết Mạng LAN cáp quang – Một số điều cần biết cũng như các sản phẩm quang quý khác có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Bài viết khác