Hãy đừng là “Khách Trọ” tại Công ty

Hãy đừng là “Khách Trọ” tại Công ty

 Hãy đừng là “Khách Trọ” 

 

CHUYỆN CÔNG TY – KHÁCH TRỌ HAY NGƯỜI NHÀ?

 

Có những người bạn đến nhà, lần nào cũng vậy, lăng xăng chạy ra bếp, hỏi có làm gì không, xin giúp một tay. Nếu pha trà hay chuẩn bị rượu, bạn lăng xăng xin phụ pha trà, khui rượu. Nếu chuẩn bị bữa ăn, bạn “nhảy” vào phụ nhặt rau, bày biện bát đĩa… Bạn làm việc này tự nguyện, vui thích, vì bạn tự xem mình như “người nhà”, không cần khách sáo, hay giữ gìn ý tứ…

 

Có những người bạn khác đến nhà – ngại ngùng, giữ ý lúc đầu, rồi cũng thoải mái, thân thiết như người nhà, sẵn sàng vào bếp, sẵn sàng cùng nhóm than, cùng nướng thịt, và cả sẵn sàng xắn tay áo lên… rửa chén.

 

Nhưng cũng có những người bạn đến nhà, dẫu cùng nhau ăn uống cả trăm lần, vẫn xa cách, vẫn khách sáo, vẫn chỉ ngồi trên phòng khách, hoặc ra sân… hút thuốc, ngắm cỏ hoa, cây cảnh bâng quơ. Và rồi, đùng một cái, họ chẳng bao giờ đến nữa, mặc dù ta vẫn mời mọc, ân cần. Chúng ta ngạc nhiên, hụt hẫng, nhưng chúng ta hãy nghĩ rằng cũng bình thường. Đơn giản, họ chẳng bao giờ xem mình như “người nhà”, mà luôn nghĩ họ là khách. Khách đến, khách đi, chẳng vướng bận hay tiếc nuối gì. Không có đúng/sai nên cũng nhẹ lòng…
 

 

Trong một công ty cũng vậy. Có những người xem công ty như ngôi nhà thứ 2. Họ hết lòng chăm lo cho ngôi nhà. Họ thấy mình là một phần của nó và cảm thấy hạnh phúc khi được đóng góp chút gì cho nó. Họ buồn khi thấy công ty đi xuống, họ vui khi thấy công ty đi lên. Họ lo lắng đau đáu khi thấy công ty trải qua những giờ phút sóng gió. Những người đó chắc chắn sẽ gắn bó với công ty lâu dài, kể cả khi nhìn thấy ngoài kia, “cỏ nhà cô hàng xóm xanh hơn”.

 

Ngược lại, cũng có những người đến với công ty làm việc cứ như là “khách trọ”. Họ chẳng quan tâm công ty phát triển hay thụt lùi, đang lên hay đang xuống thế nào. Họ chỉ biết sáng đến, chiều về, lĩnh lương, nghỉ ngơi, và cứ thế… Có khi họ không làm hết trách nhiệm, chất lượng công việc chẳng ra gì, nhưng nếu chưa có ai thấy, ai nhắc, thì họ cũng mặc kệ. Nếu có người thấy, nhắc nhở thì họ ậm ừ, cố gắng thể hiện chút xíu cho có vẻ, rồi sau đó cũng mặc kệ. Và hễ cứ thấy nhà ai đó có “cỏ” xanh hơn là họ lập tức ra đi…

 

Làm quản lý hay doanh chủ, tôi tin, ai cũng trải qua những cung bậc cảm xúc thế này. Khi nhân viên xem tổ chức, đơn vị như ngôi nhà ( thứ 2 ), bạn vui lắm! Khi nhân viên xem tổ chức chỉ là nơi nghỉ trọ qua đường, bạn chẳng vui vẻ gì. Tất nhiên, bạn phải luôn nhìn lại chính mình. Nhưng thật lòng, ở đời, dù bạn cố gắng hết cách, vẫn có những con người muôn đời chỉ là “khách trọ”. Vậy, đừng lấy đó làm buồn, bạn nhé!

 

HÃY ĐỪNG LÀ “KHÁCH TRỌ” TRONG CÔNG TY !

 

Anh chị nào từng ở khách sạn hay nhà trọ qua đêm chưa? Thái độ của anh chị khác thế nào so với ở nhà? Tạm bợ, qua loa, bừa bãi… có lẽ là những trạng từ có thể dùng cho cách sống của những người khách trọ. Quần áo thay ra, vứt bừa bãi trên ghế. Khăn tắm dùng xong có thể vứt trên sàn nhà. Chăn, ra, gối cứ mặc kệ cho nó dồn cục hay nhăn nhúm. Chai nước suối uống dở có lúc không buồn đóng nắp. Nước xả vô tội.
( Sưu tầm)

Bài viết khác